KIẾN THỨC VỀ THUẾ | CẨM NANG DOANH NGHIỆP
Phân biệt kế toán tổng hợp và kế toán trưởng khác nhau thế nào?
Tin đăng ngày: 26/11/2020 - Xem: 941
 

Trong nghề “những con số” thì không phải ai cũng phân biệt được giữa kế toán tổng hợp và kế toán trưởng khác nhau, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn hai chức vụ này với nhau. Thực chất hai vị trí này hoàn toàn khác nhau, hãy cùng đi phân biệt và làm rõ hai chức vụ này trong bài viết sau nhé.
1. Kế toán trưởng
Hiểu một cách đơn giản thì kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp và sẽ phụ trách và tham mưu cho các cấp lãnh đạo về tài chính, các chiến lược tài chính và kế toán cho doanh nghiệp.

Vì thế kế toán trưởng phải là những người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực điều hành và tổ chức được công tác kế toán trong đơn vị hạch toán cơ sở độc lập.

Upload

1.1 Công việc của kế toán trưởng
Công việc của kế toán trưởng là tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác kế toán, công tác tài chính của đơn vị mình. Cụ thể:

Các công tác tài chính:

- Tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn, theo dõi nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt công ty, quan hệ với ngân hàng và tổ chức tín dụng, để theo dõi nguồn tiền tài khoản.
- Xây dựng báo cáo để nhằm phân tích tình hình hoạt động tài chính công ty theo định kỳ, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
- Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện chi phí công ty, đề ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hợp lý.
Các công tác kế toán:

- Tổ chức kế toán, duy trì và kiểm tra toàn bộ hoạt động kế toán diễn của công ty.
- Thiết lập các báo cáo, thống kê và quyết toán một cách đầy đủ và chính xác theo đúng quy định.
- Tổ chức hoàn thiện và liên tục cải tiến hệ thống kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán sẽ thống kê theo mẫu biểu thống nhất để việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo quy định.
- Thực hiện chỉ việc kiểm kê, đánh giá tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa… của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch sử dụng hợp lý hoặc phát hiện kịp thời các trường hợp chưa phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng của công ty để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho doanh nghiệp.
- Tiến hành đào tạo, hướng dẫn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc cho đội ngũ nhân viên kế toán của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong đội ngũ kế toán tổng hợp của doanh nghiệp.
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong đội ngũ kế toán của doanh nghiệp.
1.2 Trách nhiệm kế toán trưởng trong doanh nghiệp
- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp, vì thế cần phải nắm giữ những trách nhiệm sau:

- Trách nhiệm tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp, rà soát các ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện tổ chức, kiểm tra, duy trì, đổi mới và cải tiến mọi hoạt động kế toán diễn ra trong doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các loại báo cáo và nộp đúng thời gian theo quy định của nhà nước.
- Kế toán trưởng cũng là người chịu trách nhiệm chính về việc bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán, làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của kế toán viên trong công ty.
- Là người có trách nhiệm đưa ra những chiến lược, kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
1.3 Quyền hạn của kế toán trưởng
Các quyền hạn của kế toán trưởng phải kể đến:

- Chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn cho các nhân viên kế toán, phân công và kiểm soát công việc cho từng bộ phận kế toán.
- Ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan tới tài chính doanh nghiệp mà không phù hợp với chế độ quy định.
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Có thể nói, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cũng như có quyền hạn cao nhất trong đội ngũ kế toán của doanh nghiệp. Và kế toán trưởng là người phụ trách các nhân viên kế toán khác trong doanh nghiệp như: kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết…

2. Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là những người phụ trách việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp làm việc trực tiếp dưới quyền các kế toán trưởng của doanh nghiệp.

2.1 Công việc của kế toán tổng hợp khác kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp là một trong những người thực hiện các công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp. Nên để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi nghiệp vụ của kế toán phải chắc và bao quát. Và các công việc của kế toán tổng hợp cụ thể như sau:

- Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp vào cuối mỗi tháng, quý, năm.
- Kiểm tra sự cân đối của các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp để có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh các số liệu sai lệch trước khi báo cáo thuế.
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
- Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
- Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.
- Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
- Thực hiện in sổ kế toán để lưu trữ.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê, báo cáo thuế
- Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
2.2 Trách nhiệm của kế toán tổng hợp
Những trách nhiệm mà một nhân viên kế toán tổng hợp cần đảm bảo đó là:

- Chịu trách nhiệm về số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các số liệu chi tiết và tổng hợp, số dư cuối kỳ so với thực tế.
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ, thuế GTGT
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quý, năm, và các báo cáo khác theo quy định
- Có trách nhiệm tham gia phối hợp trình số liệu, giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp và cung cấp các số liệu kế toán khi có yêu cầu.
- Thực hiện lưu trữ số liệu kế toán theo đúng những quy định.
2.3 Quyền hạn của kế toán tổng hợp
Những quyền hạn của nhân viên kế toán tổng hợp có thể kể đến:

- Có quyền yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh khi phát hiện sai sót.
- Có quyền yêu cầu các nhân viên kế toán khác cung cấp báo cáo theo quy định của doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp thực hiện công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp
- Kế toán tổng hợp thực hiện công việc bao quát toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp
- Có thể thấy, kế toán trưởng và kế toán tổng hợp đều đòi hỏi người đảm nhận phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thì mới đáp ứng được những công việc quan trọng này.

Nếu kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Thì kế toán tổng hợp chính là trợ thủ đắc lực cho kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hai vị trí kế toán này có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau mà khó thể tách rời. Kế toán trưởng muốn làm tốt công việc của mình thì phải cần có những nhân viên làm kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ tài năng, chắc tay về xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cách tổ chức chứng từ kế toán, lập báo cáo…

Ngoài ra, không chỉ với kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp, mà bất cứ nhân viên kế toán nào cũng cần phải có nghiệp vụ tốt, kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm dày dặn để có thể làm tốt công việc của mình. Từ đó dễ dàng cho việc tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán, đồng thời nhận lại mức lương xứng đáng hơn.

 

 

Kiến thức về Thuế khác:
Các mức đóng lệ phí môn bài năm 2021 (22/1/2021)
Phân biệt kế toán tổng hợp và kế toán trưởng khác nhau thế nào? (26/11/2020)
Những điều cần biết khi làm kế toán tại DN xây dựng (20/11/2020)
Hướng dẫn lập Tờ khai thuế và các bảng kê liên quan (14/11/2020)
Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng (20/10/2020)
Quy trình làm sổ sách kế toán doanh nghiệp sản xuất (15/10/2020)
Các ngành nghề cần chứng chỉ khi đăng ký kinh doanh (15/9/2020)
Danh sách hồ sơ bàn giao cần nhận đầy đủ từ kế toán cũ (12/9/2020)
10 bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi tiếp đoàn kiểm tra thuế (8/9/2020)
Kinh nghiệm sắp xếp hồ sơ kế toán (1/9/2020)
Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không? (30/7/2020)
Doanh nghiệp nào được giảm thuế thu nhập từ năm 2021? (27/7/2020)
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN từ hai nơi? (18/7/2020)
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu (15/7/2020)
06 lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ. (30/6/2020)
 
DỊCH VỤ KẾ TOÁN
HỖ TRỢ ONLINE

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 69 | Tất cả: 239,476
LIÊN KẾT NHANH
 
Công ty Kế toán Nghệ An
Địa chỉ: Số 32 đường Lê Nin - TP Vinh - Nghệ An
Hotline: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://ketoanvinh.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0915.050.067