TIN TỨC - SỰ KIỆN | TIN TỨC CHUNG
Nên thành lập doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh nào
Tin đăng ngày: 11/6/2020 - Xem: 399
 

Trước khi thành lập doanh nghiệp, thì rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn cho mình một hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất trong tất cả các hình thức khác nhau. Để có thể làm tốt điều này thì dưới đây ketoanvinh.com  chúng tôi đưa ra 4 hình thức áp dụng cho doanh nghiệp đang phổ biến nhất hiện nay như: Công ty tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.

Upload
Khi kinh doanh thì những vấn đề ngoại giao, quan hệ đối tác, các công ty, doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề khó khăn để bạn thành lập công ty. Vấn đề mà chúng tôi muốn nói ở đây đó chính là việc làm sao để có thể chọn đúng hình thức áp dụng cho công ty của mình và làm thế nào để có thể kinh doanh hiệu quả nhất hoặc là có bao nhiêu công ty cùng hình thức kinh doanh với bạn cũng như tình hình tài chính kinh doanh của công ty họ ra sao? Một số tiêu chí sau đây mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tìm được cho doanh nghiệp của mình đúng với hình thức áp dụng để quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất.

+ Các hình thức Nợ như: vay nợ, nợ tập đoàn hay là trái phiếu và giấy hẹn trả tiền khác nhau thì sẽ đi kèm với mỗi hình thức doanh nghiệp nào là phù hợp nhất.

+ Chi phí cùng với thủ tục khi thành lập công ty.

+ Thuế thu nhập của doanh nghiệp khi thành lập.

+ Nhu cầu về đầu tư của doanh nghiệp.

 

4 loại hình thức thành lập doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Đối với công ty tư nhân:
+ Doanh nghiệp tư nhân chính là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân đó là một cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân.

+ Chủ của doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình; có toàn quyền quyết định về việc sử dụng những lợi nhuận sau khi đã nộp thuế cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật ban hành. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc là có thể thuê người khác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp của mình thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

+ Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân sẽ hoàn toàn chủ động trong mọi việc quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Cùng với chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo được sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân sẽ cao hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp khác và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn trong số vốn mà chủ doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư vào doanh nghiệp.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Công ty TNHH một thành viên chính là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay. Theo quy định của pháp luật Việt Nam ban hành thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chính là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc có thể là cá nhân làm chủ sở hữu. Đồng thời, chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp vào doanh nghiệp.

+ Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc là một phần vốn điều lệ của công ty cho các tổ chức hoặc các cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp để kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

+ Chủ sở hữu của công ty sẽ không được trực tiếp rút một phần hoặc là toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Bên cạnh dó, chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút số vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc có thể toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc các cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên sẽ không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

+ Tùy thuộc vào quy mô cùng với ngành, nghề kinh doanh hay là cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc có thể là Chủ tịch công ty và Giám đốc.

+ Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ có đầy đủ các loại hình đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên đó chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.

+ Lợi thế lớn nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó chính là chủ sở hữu của công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mọi hoạt động của công ty.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên:
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên chính là loại hình thành lập doanh nghiệp trong đó các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bô các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là các tổ chức, các cá nhân và số lượng thành viên tối thiểu là hai người và tối đa là không được vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận về việc đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho việc thành lập doanh nghiệp của mình.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải thì phải có Hội đồng thành viên, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Đặc biệt, công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên thì phải có Ban kiểm soát.

 

Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần chính là loại hình thành lập doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ phải được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần.

+ Cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đó.

+ Cổ đông của công ty cổ phần sẽ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, chỉ trừ trường hợp cổ đông sở hữu số cổ phần ưu đãi biểu quyết.

+ Cổ đông tham gia vào công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng cổ đông tối thiểu phải là ba và không hạn chế về số lượng tối đa.

+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần thường rất rộng và trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần sẽ rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng và đây chính là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

 

Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn đang gặp khó khăn thì hãy đến với dịch vụ thành lập doanh nghiệp của  chúng tôi để được hỗ trợ và giải quyết một cách triệt để và chính xác nhất nhé. Chúc bạn luôn thành công!

Tin tức - Sự kiện khác:
Danh sách công ty kế toán thuế tại TP Vinh Nghệ An (5/3/2022)
Cung cấp văn phòng phẩm doanh nghiệp công ty (13/9/2021)
Cung cấp văn phòng ảo uy tín chất lượng (25/8/2021)
Thiết kế hồ sơ năng lực profile công ty (17/8/2021)
Thiết kế nhận diện thương hiệu doanh nghiệp công ty (17/8/2021)
Các bước chuẩn bị khi có thanh tra thuế (4/11/2020)
Quy định về hoá đơn điện tử (27/10/2020)
Chi phí lãi vay khi doanh nghiệp mua ô tô (10/10/2020)
Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào? (28/9/2020)
Những lỗi mà doanh nghiệp thường gặp khi nộp thuế điện tử (23/9/2020)
Những điểm mới về lệ phí môn bài áp dụng từ tháng 2/2020 (19/9/2020)
Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 với công ty có doanh thu dưới 200 tỷ đồng (5/9/2020)
Lùi thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 01/7/2022? (28/8/2020)
10 trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (25/8/2020)
Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, hiểu như thế nào cho đúng (20/8/2020)
 
DỊCH VỤ KẾ TOÁN
HỖ TRỢ ONLINE

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 75 | Tất cả: 233,864
LIÊN KẾT NHANH
 
Công ty Kế toán Nghệ An
Địa chỉ: Số 32 đường Lê Nin - TP Vinh - Nghệ An
Hotline: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://ketoanvinh.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0915.050.067